Helmet365 không chi nhánh

Helmet365 không chi nhánh
Zalo đặt hàng: 0907638601

Wednesday, January 12, 2022

Cách sữa mũ bảo hiểm đơn giản tại nhà

Mũ bảo hiểm dù tốt nhưng dùng một thời gian sẽ xuống cấp. Mũ sẽ cũ hoặc hỏng ở các chi tiết, phụ kiện. Bạn có thể tự sửa chữa hoặc tân trang mũ bảo hiểm tại nhà theo các hướng dẫn sau đây.

Cách sửa mũ bảo hiểm tại nhà với các lỗi thường gặp

Những hư hỏng chi tiết, linh kiện mũ đơn giản thì bạn có thể chỉnh sửa tại nhà mà không cần ra tiệm.

Lớp mút EPS bị lỏng

Các dòng mũ bảo hiểm nửa đầu dễ mắc lỗi này. Bộ phận này đôi khi không được gắn vào vỏ mũ bằng tán ốc nên có thể dễ lỏng vì mút bị teo sau một thời gian.



Khắc phục:
Cách 1: Bạn có thể sử dụng keo silicon kết dính mút và vỏ.
Cách 2: Bạn có thể dùng bìa cứng chèn vào khe hở lớp mút và vỏ nón.

Kính bảo hộ không khớp khi đóng mở

Nguyên nhân: Chốt gắn nón và kính có thể bị cong, vênh…
Khắc phục: tháo ốc, vít và gắn kính đúng khớp.


Chốt cài không chặt

Chốt cài đúng chuẩn sẽ kêu một tiếng “kit” gãy gọn khi đóng vào thành công. Chúng cố định mũ an toàn để bảo vệ người dùng. Tuy nhiên, nếu chốt không “kêu” hoặc có thể rớt ra bất ngờ thì không đạt chuẩn an toàn.
Cài ngược mặt lưỡi khóa: thay vì cố cài, bạn thử thay đổi ngược mặt lưỡi xem có vào không. Tình huống này thường phát sinh khi bạn nới lỏng dây quai và không để ý mặt lưỡi khóa bị thay đổi.

Hàm khóa nhựa bị gãy: lò xo bị hư, khóa hàm gãy… bạn nên mua mới.

Viền mút chặn nước mưa bị mất hoặc bong ra

Nước mưa từ đỉnh mũ chảy xuống sẽ bị lướt mút này ngăn lại, không nhiễu xuống mặt người dùng. Chúng như cặp “lông mày” chắc nước mưa từ trên xuống. Khi mua mũ bảo hiểm bạn nên để ý bộ phận này.
Khắc phục: Nếu miếng mút này rơi ra, hãy dùng keo dán sắt đính lại thay vì bỏ đi, chúng rất hữu ích khi đi dưới mưa.

Lỏng chốt thông gió

Hầu hết các nón đều có chốt thông gió. Các chốt này có nắp cài và chúng có thể bị lỏng và rơi mất.
Khắc phục: Thay vì vứt bỏ, bạn hãy dán cứng chúng bằng keo. Vừa đảm bảo nón không bị khiếm khuyết, vừa hạn chế nước mưa rò rỉ vào trong.
Cách sữa nón bảo hiểm cũng không phức tạp, chỉ cần siêng và khéo tay là bạn lại có nón như mới.

Địa điểm sửa mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm của bạn còn tốt nhưng chỉ bị lỗi một vài chi tiết nhỏ mà bạn không đủ dụng cụ sữa chữa hay thay thế, bạn hãy tham khảo một số địa chỉ sau đây.

Địa điểm sữa mũ bảo hiểm tại Hà Nội

Đường Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), đoạn đối diện Bưu điện Hà Đông. Phí từ 10.000đ – 20.000đ

Địa điểm sữa mũ bảo hiểm tại Sài Gòn

Cửa hàng 175 Lý Chính Thắng, khóa bằng nhựa được thay với giá 4.000-5.000 đồng/cái, mặt kính 20.000 đồng/cái.

Đường Huyền Trân Công Chúa (quận 1) tập trung cả chục cửa hàng nhưng chỉ có một hai cửa hàng nhận thay kính Đài Loan với giá 60.000 đồng/cái, không nhận thay khóa.

Ngã tư Điện Biên Phủ – Hai Bà Trưng Q1 (gần Thế Giới Di Động). Giá thay phụ kiện dây khóa 20.000đ, thay kính 50-60.000đ.

Tân trang MBH thì tìm đến đường Phạm Hồng Thái (Q.1)

Đối với các mũ bảo hiểm chính hãng, bạn có thể bảo hành tính phí tại showroom cửa hàng các đại lí lớn. Tại các shop lớn có nhiều dịch vụ từ sửa chữa đến vệ sinh … thuận tiện cho việc bảo trì mũ của bạn.

Những lỗi kĩ thuật bạn cần lưu ý khi mua mũ

Bạn có thể sửa mũ bảo hiểm tại nhà khi gặp những lỗi cơ bản được liệt kê bên trên. Nhưng lỗi kĩ thuật vốn dĩ do nhà sản xuất, bạn khó có thể khắc phục hoặc có phụ tùng thay thế. Vì vậy khi mua nón bạn nên để ý để tránh phiền phức vì đổi trả.

Màu kính không đúng

Thay vì đúng thiết kế là kính đen (kính râm) chúng bị nhầm thành kính màu khói.

Ví dụ: Đối với mũ bảo hiểm 2 kính. Kính trong thường là kính râm, âm trong thân nón, trong khi kính ngoài là kính chắn gió có tác dụng che mưa bụi nhưng vẫn đi được trong đêm. Hai kính bổ sung công năng cho nhau.

Dây quai bị gắn ngược

Hãy đội thử nón và cài chốt, nếu chốt xài bị ngược, rất có thể dây cài bị đính ngược. Lỗi này hiếm nhưng cũng thường hay xuất hiện tại các thương hiệu nón sản xuất tại địa phương.


Chốt gắn mui che nắng không đúng kỹ thuật

Ba khuy đồng được gắn trước nón có tác dụng gắn mui – lưỡi trai che nắng. Tuy nhiên, thông số chuẩn của khuy này là … Với kích thước này, bạn có thể gắn mui hoặc kính mũ bảo hiểm rời bên ngoài. Một số khuy quá nhỏ hoặc quá ngắn sẽ không kết dính chặt với các loại kính chắn gió. Bạn nên kiểm tra trước khi mua.

Cách sửa mũ bảo hiểm cũng không quá khó, biết đến đâu, ta làm đến đó, tiện lợi cho chính mình. Shop Helmet 365 hi vọng qua bài viết này giúp bạn đọc hiểu rõ sản phẩm mình đang dùng và xử lí thuận tiện nhất.


0 comments:

Post a Comment